Xây dựng một “đế chế” về giày dép chưa bao giờ là mục tiêu tối thượng của hãng giày đến từ Mỹ – Zappos. Trải nghiệm người dùng, cách bán sản phẩm và mối quan hệ giữa nhân viên và người mua hàng mới là những điều mà Zappos hướng tới. Để đạt được điều này, Zappos đã xây dựng một văn hóa doanh nghiệp đặc biệt: tạo mọi điều kiện để nhân viên làm việc thoải mái và vui vẻ nhất, tuyển chọn những người phù hợp với nhau nhất và ủng hộ việc chia sẻ câu chuyện nội bộ bằng mạng xã hội, hay còn được biết đến là chiến dịch Employee Advocacy, việc rất hiếm khi được cho phép tại các doanh nghiệp lúc bấy giờ.
![]() |
Ảnh: Unsplash |
Có như thế, nhân viên mới có động lực, niềm yêu thích công việc và lòng trung thành để mang đến sản phẩm, dịch vụ tốt đến khách hàng, và quan trọng nhất: sẵn sàng quảng bá hình ảnh, thương hiệu đến với công chúng thông qua chính những câu chuyện của họ. Điều này có tác động rất lớn đến khách hàng mục tiêu cũng như hỗ trợ trong công cuộc tuyển dụng nhân viên – những người cũng sẽ yêu thích văn hóa Zappos.
Zappos đã “tiên tri” về sức mạnh của Employee Advocacy từ thế kỉ trước
Ngay từ bản kế hoạch kinh doanh thuở sơ khai khi mới thành lập công ty năm 1999, Employee Advocacy – Tiếp thị vận động nhân viên đã được nhắc đến như một chiến lược chủ chốt nhằm biến Zappos trở thành một “nét văn hóa”, một lối sống do chính nhân viên cùng kiến tạo.
Đặc biệt, họ triển khai chiến lược này ngay chứ không đợi đến lúc công ty đã lớn mạnh. Vì vậy, mỗi nhân viên như một viên gạch kiến tạo nên sự thành công của Zappos và là một phần không thể thiếu trong chiến lược Employee Advocacy.
Đẩy mạnh tương tác của nhân viên trên Twitter và Instagram
Zappos luôn được xem là một trong những “cây đa cây đề” trong việc áp dụng chiến dịch Employee Advocacy trên mạng xã hội khi họ đã cùng nhân viên “đánh chiếm” Twitter vào năm 2008, trong khi nền tảng mạng xã hội này mới thành lập năm 2006.
Nhân viên của Zappos hay các Zapponians có khoảng hơn 440 người, rất năng nổ chia sẻ nội dung về đời sống công ty, môi trường làm việc vui vẻ hay chỉ đơn giản là họ khoác chiếc đồng phục của Zappos với gương mặt đầy hào hứng lên mạng xã hội Twitter và Instagram, kèm theo hashtags #ZapposCulture (văn hóa Zappos) và #Zapponians. Công ty còn có khóa huấn luyện ngắn về Twitter cho những nhân viên chưa nắm vững và khuyến khích họ sử dụng nhiều hơn để chia sẻ về những điều tuyệt vời nhất ở Zappos.
Ngoài ra, miễn là nội dung xoay quanh nhân viên, công ty sẽ đăng tải trên trang Twitter chính thức đẩy mạnh Employee Advocacy là EyeZapp với hashtag #companyculture (văn hóa công ty) để tiếp cận công chúng xa hơn. Để duy trì năng suất của nhân viên, công ty cập nhật danh sách các tài khoản hoạt động nhiều nhất trên mạng xã hội hàng tháng với chế độ khen thưởng hợp lý. Việc này còn giúp thúc đẩy những ứng cử viên tiềm năng có cùng “chí hướng” với công ty nộp đơn ứng tuyển.
Tony Hsieh – CEO Zappos – một trong những nhân vật được theo dõi nhiều nhất Twitter
CEO luôn được xem là người được quan tâm nhất ở một công ty. Vì vậy, Tony Hsieh với gần 1,8 triệu lượt theo dõi trên Twitter (số liệu năm 2011) đã tận dụng cơ hội này để lan tỏa văn hóa Zappos đến với những người yêu thích Tony cũng như triết lý kinh doanh của ông. Vị CEO này đóng vai trò y như một “Employee Advocate” – Đại sứ thương hiệu số 1 cho Zappos, tích cực “lăng xê” cho văn hóa “lấy nhân viên làm trung tâm” của công ty.
Giới marketing còn ưu ái gọi ông là “thánh Twitter” vì những điều ông đã đạt được trong sự nghiệp của mình thông qua nền tảng này.
Employee Advocacy được ứng dụng trong hoạt động tuyển dụng đầy thú vị
![]() |
Ảnh: Unsplash |
Zappos tin rằng quá trình tuyển dụng cũng nên được làm cho thú vị hơn, vì điều này khiến các ứng viên thoải mái bộc lộ tính cách của bản thân giúp công ty xác định được liệu họ có phù hợp với văn hóa công ty hay không. Công ty cực kỳ chú trọng vào độ tương thích giữa các nhân viên với nhau hơn là tài năng tỏa sáng, vì triết lý của CEO Tony Hsieh là work-life integration (sự hoà hợp giữa cuộc sống và công việc chứ không phải là work-life balance (sự cân bằng giữa cuộc sống và công việc), vì “Tới cuối ngày, tất cả đều là cuộc sống”. Điều này cũng khiến nhân viên của ông càng yêu quý công ty hơn, xem công ty như ngôi nhà thứ hai và tích cực “lăng xê” văn hóa Zappos hơn nữa.
CEO luôn được xem là người được quan tâm nhất ở một công ty. Vì vậy, Tony Hsieh với gần 1,8 triệu lượt theo dõi trên Twitter (số liệu năm 2011) đã tận dụng cơ hội này để lan tỏa văn hóa Zappos đến với những người yêu thích Tony cũng như triết lý kinh doanh của ông. Vị CEO này đóng vai trò y như một “Employee Advocate” – Đại sứ thương hiệu số 1 cho Zappos, tích cực “lăng xê” cho văn hóa “lấy nhân viên làm trung tâm” của công ty.
Giới marketing còn ưu ái gọi ông là “thánh Twitter” vì những điều ông đã đạt được trong sự nghiệp của mình thông qua nền tảng này.
Tạm kết
Tóm lại, chiến lược truyền thông thương hiệu của Zappos bắt nguồn từ việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp khiến cho nhân viên thật sự yêu thích công ty và tự nguyện trở thành cầu nối giữa công ty và công chúng bằng cách chia sẻ hành trình của họ với Zappos lên mạng xã hội, hay còn gọi là chiến dịch Employee Advocacy. Điều này đã mang đến thành công vang dội cho hãng giày này và truyền cảm hứng cho các doanh nghiệp sau này.
Theo Advonet