Văn hóa doanh nghiệp – Đòn bẩy của phát triển bền vững

Tác giả: Zoey

Khoảng vài ba năm trở lại đây, cụm từ “văn hóa doanh nghiệp” được nhắc đến khá nhiều trên các diễn đàn cũng như truyền thông đại chúng. Đây cũng là vấn đề được nhiều doanh nghiệp quan tâm đầu tư, nhằm tạo dựng nền tảng cho sự phát triển bền vững.

Văn hóa doanh nghiệp là gì?

Trong số những định nghĩa được đưa ra, nhìn chung có thể hiểu văn hóa doanh nghiệp là tập hợp những giá trị và chuẩn mực về văn hóa ứng xử, văn hóa làm việc được hình thành và xây dựng trong quà trình tồn tại, phát triển của doanh nghiệp.

Văn hóa doanh nghiệp không đơn thuần chỉ là các tuyên bố về tầm nhìn (vision), sứ mệnh (mission) và giá trị cốt lõi (core value) mà nó còn chi phối trực tiếp đến niềm tin, hành vi, suy nghĩa của mọi người trong công ty, hướng tới mục tiêu chung là sự phát triển của doanh nghiệp.

Để văn hóa doanh nghiệp thực sự phát huy được hiệu quả, nó phải được đội ngũ cán bộ công nhân viên thừa nhận, thực hiện nghiêm túc với thái độ hợp tác, thoải mái. Khi nhân sự hài lòng với môi trường văn hóa đó, họ sẽ có xu hướng gắn bó lâu dài và cống hiến hết sức cho công ty. Nhờ đó, văn hóa doanh nghiệp cũng đóng vai trò quan trọng trong xây dựng thương hiệu, tạo ra những “đại sứ thương hiệu” từ chính các thành viên nội bộ của doanh nghiệp, giúp lan tỏa giá trị, tăng uy tín và tạo nên sự khác biệt cho doanh nghiệp.

Ngoài ra, văn hóa doanh nghiệp cũng giúp doanh nghiệp dễ dàng thích ứng với những thay đổi của môi trường bên ngoài: cơ chế kinh doanh, sự biến động thị trường, sự cạnh tranh…

Các hình thức biểu hiện của văn hóa doanh nghiệp

Văn hóa doanh nghiệp gồm 2 hình thức biểu hiện: hữu hình (tương ứng với lớp bề mặt dễ nhìn thấy, quan sát) và vô hình (phần lõi có ảnh hưởng sâu và mạnh mẽ) với 3 cấp độ khác nhau.

Ở cấp độ biểu hiện thấp nhất, văn hóa doanh nghiệp có thể được dễ dàng nhận thấy trong công việc hàng ngày như: cách làm việc, giữ gìn bảo vệ tài sản chung, giao tiếp với mọi người.

Cấp độ biểu hiện thứ hai là các giá trị tinh thần, thái độ và hành động và cân nhắc tới lợi ích chung của tập thể trước mỗi việc phải làm.

Thứ ba, là cấp độ ngầm định nền tảng cho các hành động, hiểu đơn giản là niềm tin, nhận thức, suy nghĩ và xúc cảm ăn sâu trong tiềm thức mỗi cá nhân trong doanh nghiệp. Các ngầm định nền tảng này tạo nền tảng cho các giá trị và hành động của mỗi thành viên. Đây là cấp độ văn hóa doanh nghiệp cao nhất trong một tổ chức, doanh nghiệp.

Tinh thần, quan điểm giá trị của văn hóa doanh nghiệp là cốt lõi để xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp sẽ rất khó xây dựng, phát triển nếu không đảm bảo được lợi ích mà văn hóa doanh nghiệp đem lại cho mỗi cá nhân và tập thể. Nhiều lãnh đạo mắc lỗi áp đặt văn hóa mà không khơi gợi nhận thức của nhân viên với các giá trị văn hóa.

Nếu mỗi thành viên trong tổ chức không hiểu rõ các giá trị và lợi ích văn hóa doanh nghiệp với tổ chức, thì mọi hoạt động văn hóa doanh nghiệp chỉ mang tính phong trào, hình thức. Một số giá trị được đề cao trong nội bộ các doanh nghiệp Việt, gồm:

- Chân thành, trung thực
- Tự giác
- Sự khôn khéo
- Sáng tạo
- …

Những giá trị trên thường được xác lập làm nền tảng định hướng cho văn hóa của doanh nghiệp.

Giá trị của văn hóa doanh nghiệp với tổ chức

Một nghiên cứu chỉ ra rằng, văn hóa doanh nghiệp có thể thúc đẩy 200% hiệu suất nhân sự nhưng nó cũng có thể lý do khiến nhân sự rời đi trong một thời gian ngắn. Nghiên cứu cũng nhấn mạnh đây là lý do giới chức lãnh đạo dành sự quan tâm lớn cho văn hóa doanh nghiệp trong quá trình quản trị, điều hành doanh nghiệp của mình.

IBM, Kodak, General, Digital Electronics, Nokia… những cái tên đình đám một thời đã đánh mất vị trí số 1 trong thời gian ngắn. Cùng với đó, sự thành công vượt qua cả biên giới về lãnh thổ của các công ty, tập đoàn như Toyota, Nissan, Masishuta, LG thực sự mang lại một bài học lớn cho tất cả các doanh nghiệp đang hoạt động: cuộc cách mạng trong văn hóa doanh nghiệp

Văn hóa doanh nghiệp là tài sản vô hình của doanh nghiệp, góp phần tạo nên sức mạnh từ bên trong của doanh nghiệp, đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của tổ chức.

Có thể kể đến một số lợi ích của văn hóa doanh nghiệp như:

Thứ nhất, tạo bản sắc, nhận diện riêng cho doanh nghiệp, quyết định tới 90% hình ảnh thương hiệu. Với những đặc điểm được biểu hiện ra bên ngoài (văn phòng, tác phong làm việc, cách nhân viên tương tác làm việc với nhau, với đối tác và khách hàng, hình ảnh nhận diện, các ấn phẩm quảng cáo…), văn hóa doanh nghiệp là yếu tố tạo nên sự khác biệt giữa các doanh nghiệp.

Thứ hai, thu hút ứng viên tiềm năng. Chế độ lương thưởng, cơ hội thăng tiến, môi trường làm việc là những yếu tố cơ bản tác động đến sự lựa chọn, gắn bó của nhân sự đối với doanh nghiệp. Dù không phải một tập đoàn danh tiếng, doanh nghiệp của bạn vẫn có thể thu hút nhân tài và các ứng viên tiềm năng nếu xây dựng thành công văn hóa doanh nghiệp.

Người lao động có xu hướng gắn bó với doanh nghiệp mang lại cho họ nhiều giá trị. Giá trị đó không hẳn chỉ là lương, thưởng, mà còn là chế độ phúc lợi tốt, môi trường làm việc cởi mở, đồng nghiệp thân thiện, ông chủ tâm lý.

Thứ ba, gắn kết nhân sự. Mỗi công ty đều có sẵn văn hóa, nhưng không phải văn hóa nào cũng giúp doanh nghiệp đi đúng mục tiêu. Việc xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp phù hợp sẽ giúp định hướng, đồng bộ hành vi, thái độ và cách suy nghĩ của tất cả nhân viên, hướng mọi thành viên tới mục tiêu chung của tổ chức, nâng cao năng suất làm việc, gắn kết và tạo động lực cho nhân viên.

Một văn hóa doanh nghiệp tích cực là một văn hóa có thể phá vỡ ranh giới giữa các nhóm lợi ích, các bè phái để tạo ra một quy trình làm việc tổng thể, rõ ràng trách nhiệm của từng cá nhân. Nhờ việc triệt tiêu các mâu thuẫn, sự xung đột có thể xảy ra giữa các cá nhân trong quá trình làm việc, tổ chức sẽ vận hành ổn định, bền vững.

Thứ tư, văn hóa doanh nghiệp phản ánh các giá trị cốt lõi của doanh nghiệp. Các tuyên bố, cam kết, lời hứa thương hiệu, phẩm chất đội ngũ, chất lượng dịch vụ được thể hiện trong từng hoạt động văn hóa doanh nghiệp. Từ góc độ quản lý, lãnh đạo cần xây dựng văn hóa doanh nghiệp tích cực, đưa mọi hoạt động hàng ngày của công ty vào một luồng xuyên suốt, liền mạch.

Thứ năm, tác động đến lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Có nghiên cứu chỉ ra rằng, nhân viên hạnh phúc có thể làm việc trên năng suất trung bình tới 38%. Doanh nghiệp khiến nhân viên hạnh phúc vì thế cũng có mức năng suất vượt 20% so với công ty đối thủ và đem về doanh thu cao hơn 38% so với nhân viên bình thường.

Thứ sáu, tạo ra những “đại sứ thương hiệu”. Khi nhân viên cảm thấy thoải mái, yêu mến môi trường làm việc, doanh nghiệp của họ, họ sẽ trở thành những người ủng hộ đối với thương hiệu dịch vụ, sản phẩm của công ty và giúp quảng bá các giá trị đó tới cộng đồng.

Các chủ đề phổ biến

Góp ý cải thiện sản phẩm Thông tin tài khoản Đăng xuất
Chính sách bảo mật Điều khoản sử dụng
Hệ thống đánh giá văn hóa doanh nghiệp