Tăng cường hoạt động truyền thông nội bộ
Đối với nhiều đội truyền thông nội bộ, 2020 là một năm đáng nhớ khi Covid-19 gây ra sự gián đoạn chưa từng có, khiến lực lượng lao động phân tán, sự chú ý chuyển sang thông điệp của tổ chức/doanh nghiệp. Đột nhiên, mọi nhân viên bắt đầu hướng đến các thông tin nội bộ để cập nhật liên tục những thay đổi chính sách, thông điệp, chỉ thị từ lãnh đạo cấp cao trong thời điểm thử thách.
Đại dịch được chứng minh là một cơ hội cho nghề truyền thông nội bộ. 90% người làm truyền thông nội bộ tin rằng Covid-19 sẽ có những tác động tích cực đến lĩnh vực của họ và 2/3 số người được hỏi thừa nhận các lãnh đạo doanh nghiệp ngày càng tìm đến họ nhiều hơn.
Tuy nhiên, để truyền thông nội bộ hấp dẫn không phải dễ. Những xu hướng nào sẽ tác động lớn tới chiến lược của truyền thông nội bộ trong các năm tiếp theo?
Số hóa mở đường cho kỷ nguyên đa kênh
Mặc dù một số xu hướng hứa hẹn sẽ thay đổi tương lai của truyền thông nội bộ, cũng có một số sự thay đổi toàn bộ đang diễn ra: quá trình chuyển đổi sang liên kết đa kênh.
Trong những năm trước, chiến lược truyền thông nội bộ được xây dựng dựa trên các phương tiện truyền thông độc lập, như ấn phẩm tạp chí cho nhân viên và email. Tuy nhiên, cách tiếp cận thông điệp hiện đại mang đến lợi thế cho thế hệ công nghệ tiếp theo hợp nhất phương tiện liên lạc và tạo ra nguồn thông tin chính thống duy nhất cho tất cả nhân viên.
Khi nhắc đến việc chạy chiến lược đa kênh, mạng nội bộ nổi lên như một công cụ quan trọng cho đội truyền thông nội bộ. Các giải pháp hiện đại cung cấp một trung tâm khởi chạy trải nghiệm nhắn tin tích hợp tới các nhân sự. Do đó, công cụ hỗ trợ và mạng xã hội góp phần tăng 20% mức độ hài lòng của nhân viên. Mạng nội bộ thế hệ sau có thể là vũ khí bí mật của bạn để tăng sự tham gia của mọi người và tạo ra truyền thông nội bộ hấp dẫn.
5 xu hướng truyền thông nội bộ đáng quan tâm
Khi các đội truyền thông nội bộ đang chuẩn bị cho một kỷ nguyên mới đặc trưng bởi sự phân tán lực lượng lao động, dưới đây là các điểm cần ưu tiên cho năm 2021 và xa hơn nữa, gồm:
#1. Nhấn mạnh vào tính bền vững
Tính bền vững đang được giới lãnh đạo doanh nghiệp đặt lên hàng đầu với lý do chính đáng. Được hỗ trợ bởi sáng kiến “Phục hồi Xanh” của Liên Hợp Quốc, các doanh nghiệp ở khắp mọi nơi đang cố gắng xây dựng lại tốt hơn bằng cách hình dung lại các hoạt động nơi làm việc của họ.
Nhiều nhân viên có vẻ chờ đón những thay đổi này, vì gần 2/3 nhân viên khẳng định họ muốn làm việc cho một nhà tuyển dụng bền vững.
Rất cần sự tham gia của mọi người để tạo tác động lâu dài và đó là lúc truyền thông nội bộ phát huy tác dụng. Hiện tại, 57% nhân viên tin rằng họ cần nhiều thông tin hơn về mục tiêu của doanh nghiệp và 65% sẽ từ chối việc tùy theo hồ sơ phát triển bền vững của công ty.
Với vai trò là nguồn phát tin tức cho công ty, truyền thông nội bộ có thể dẫn đầu trong việc đào tạo nhân viên để thay đổi cách họ làm việc. Từ blog tới video giới thiệu, giải thích về mục tiêu doanh nghiệp, hãy tận dụng mạng nội bộ để tạo chiến dịch nhắn tin tích hợp giúp nhà tuyển dụng của bạn nổi bật hơn.
# 2. Quan tâm trước tiên tới sức khỏe tâm thần
Trong bối cảnh biến động và khối lượng công việc ngày càng tăng, không có gì lạ khi tình trạng stress tại công sở ngày một gia tăng. Có tới 73% lực lượng lao động Mỹ cho biết thấy kiệt sức và 35% quy kết tình trạng này có nguyên nhân một phần từ Covid-19. Điều này có thể gây ra tai họa cho các nhà lãnh đạo vì những nhân viên làm việc quá tải có khả năng sẽ trở thành những người lao động thiếu gắn bó – những người mà gây tổn thất 34% quỹ lương hàng năm của giới chủ.
May thay, cách tiếp cận phù hợp với thông điệp của tổ chức/doanh nghiệp có thể giúp ngăn chặn tình trạng căng thẳng xảy ra và cho phép các nhân viên liên hệ để được hỗ trợ.
Bắt đầu bằng cách mở các kênh phản hồi như diễn đàn xã hội và thiết lập khảo sát để nắm bắt, hiểu hơn các ý kiến, tâm tư của nhân viên. Sau đó, hãy kết hợp với bộ phận nhân sự để khởi động hoặc nâng cao các phúc lợi tinh thần cho nhân viên.
# 3. Thời đại chuyển đổi số đã đến
Mặc dù đã được ưu tiên trong một thời gian, nhưng sự gián đoạn của năm 2020 là một yếu tố thúc đẩy chuyển đổi số mạnh mẽ. 8/10 tổ chức đã song song chuyển đổi số để thích ứng với môi trường hiện tại.
Thiếu kỹ năng về kỹ thuật số sẽ phá hoại cả những chuyển đổi chiến lược nhất. Để phát triển mạnh mẽ trong kỷ nguyên số, nhân viên cần cả khả năng và mong muốn sử dụng công nghệ để thúc đẩy kết quả công việc tốt hơn. Thật không may, chỉ có 9% nhân viên thể hiện những khả năng có liên quan đến kỹ năng sử dụng kỹ thuật số cao.
Truyền thông nội bộ nắm giữ chìa khóa để thúc đẩy chuyển đổi số vượt trội bằng cách tạo ra sự hiểu biết chung về ý nghĩa của nó đối với doanh nghiệp.
Thường xuyên thảo luận về câu chuyện kinh doanh số của doanh nghiệp bạn có thể tăng gấp đôi kỹ năng kỹ thuật số của đồng nghiệp. Để đạt được hiệu quả, hãy bắt đầu bằng cách thông báo kế hoạch chuyển đổi của doanh nghiệp qua một bài đăng trên blog hoặc video và cân nhắc điều chỉnh các thông điệp tương lai dựa trên năng lực và thái độ hiện có của đồng nghiệp.
#4. Đặt “tiền tuyến” lên hàng đầu
Trong nhiều năm, các doanh nghiệp đã phải vật lộn để giao tiếp hiệu quả với “đội ngũ không bàn” (deskless teams) của họ. Trong những năm 2020, các doanh nghiệp cần cải thiện sự tham gia của nhân sự tuyến đầu.
Từ nhân viên cửa hàng tạp phẩm đến công nhân nhà máy, nhân viên tuyến đầu đã duy trì hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, ngay cả khi đối mặt với sự gián đoạn. Mặc dù họ đóng vai trò quan trọng, nhưng kinh nghiệm về kỹ thuật số của các nhân viên tuyến đầu lại không đồng đều.
86% các nhà lãnh đạo lưu ý rằng nhân viên tuyến đầu cần những hiểu biết sâu sắc hơn về công nghệ để đưa ra các quyết định quan trọng và cải thiện năng suất.
Trong tương lai, các chiến lược truyền thông nội bộ sẽ đi xa hơn nữa để đảm bảo các đội nhân sự tuyến đầu có các công cụ cần thiết để đạt được hiệu suất cao nhất. Đối với nhiều người, mạng nội bộ intranet di động có thể thay đổi cuộc chơi khi cung cấp một kênh liên lạc trực tiếp từ trụ sở tới cửa hàng. Điều này giúp các nhân sự hay phải di chuyển dễ dàng nắm bắt, cập nhật thông tin nhanh chóng từ doanh nghiệp.
# 5. Đo lường số liệu
Đo lường vẫn là một sự khó khăn với nhiều đội truyền thông nội bộ. Chỉ có khoảng một nửa số chuyên gia trong ngành sử dụng phương pháp đo lường để giải thích giá trị của truyền thông tới giám đốc điều hành, trong khi chỉ 43% ra quyết định dựa trên số liệu.
Không theo dõi hiệu quả của phương pháp tiếp cận khách hàng là bỏ lỡ một cơ hội lớn. Đặc biệt khi ngân sách thắt chặt để đối phó với đại dịch, truyền thông nội bộ nên theo dõi các chỉ số xung quanh sự tham gia của nhân viên và cải thiện năng suất để có được phương án xử lý đúng đắn.
Các phép đo lường này cũng đóng vai trò quan trọng trong dự báo các ưu tiên mới. 72% các chuyên gia truyền thông nội bộ đo lường dữ liệu, sử dụng nó để xây dựng chiến dịch trong tương lai, từ đó đảm bảo tiếp cận thông điệp nhanh hơn.
Theo unily